Phát triển tiếp theo Hợp_nhất_Tây_Tạng_vào_Trung_Quốc

Ngày 26 tháng 10 năm 1951, bộ đội tiên phong của Quân Giải phóng tiến vào LhasaBia kỉ niệm Giải phóng Hòa Bình Tây Tạng được đặt nền móng vào ngày 18 tháng 7 năm 2001, là công trình kỷ niệm 50 năm "Giải phóng Hòa bình Tây Tạng".[61]

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị Tây Tạng, Kashag Tây Tạng trong mấy năm đầu cùng tồn tại hòa bình với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ngoại trừ khu vực trấn Thành Quan của Chamdo bị Quân Giải phóng khống chế ra, vùng đất còn lại vẫn nằm dưới quyền quản lý của Kashag Tây Tạng[62]. Sau Chiến dịch Chamdo 1950, vùng đất phía tây sông Kim Sa của khu vực Kham (nguyên do Kashag Tây Tạng thống trị thực tế) trở thành địa khu Chamdo, lập ủy ban giải phóng Nhân dân địa khu Chamdo, trực thuộc Chính phủ Nhân dân Trung ương. Địa khu Chamdo từ đó nằm ngoài tỉnh Tây Khang về pháp lý.[34] Ngoài ra, ngày 28 tháng 4 năm 1952, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 đến Lhasa, sau đó trải qua đàm phán giữa Kashag và cơ cấu của Ban Thiền, hai bên đạt được hiệp nghị về khôi phục địa vị và chức quyền cố hữu của Ban Thiền Lạt Ma. Sau đó, Ban Thiền Lạt Ma vào ngày 9 tháng 6 rời Lhasa, ngày 23 tháng 6 đến nơi cư trú truyền thống của các đời Ban Thiền Lạt Ma là chùa Tashi Lhunpo tại Shigatse[63]. Trong thời kỳ này, Đảng Cộng sản Trung Quốc trao cho Kashag Tây Tạng quyền tự trị cao độ, và có thể duy trì thể chế xã hội nguyên bản, chỉ cần không được kháng lại mệnh lệnh của họ[64]. Năm 1955, tỉnh Tây Tang bị triệt tiêu, vùng đất phía đông sông Kim Sa quy thuộc tỉnh Tứ Xuyên.[65] Năm 1956, Ủy ban Trù bị Khu Tự trị Tây Tạng thành lập, từ đó Kashag Tây Tạng, Ủy ban Giải phóng Nhân dân Địa khu Chamdo, và cơ cấu của Ban Thiền Lạt Ma đều chuyển sang nằm dưới quyền lãnh đạo của cơ cấu này.[34]

Sau năm 1955, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thi hành chế độ công xã nhân dân tại các khu vực người Tạng tại Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc và Vân Nam. Do Amdo, Kham không thuộc phạm vi thống trị truyền thống của Kashag, đồng thời không được bao gồm trong Hiệp nghị giải phóng hòa bình Tây Tạng, nên không chịu hạn chế "cải cách Tây Tạng cần do Kashag tự động tiến hành". Tuy nhiên, do Đảng Cộng sản Trung Quốc thi hành quá cấp tiến, khiến cho dân chúng người Tạng tại các khu vực này đối lập nghiêm trọng với nhà đương cục cộng sản, các khu vực người Tạng này phát sinh nhiều náo loạn, đồng thời hình thành xung đột vũ trang quy mô lớn. Tháng 12 năm 1955, tại địa khu Lương Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên khi Đảng Cộng sản đến làng triển khai, tại địa phương bùng phát sự kiện náo loạn vũ trang quy mô lớn do một bộ phận người Di và người Tạng kháng cự, đại bộ phận châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư của tỉnh Tứ Xuyên lâm vào cảnh náo loạn, triển khai chiến đấu với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau đó, khu vực người Tạng tại bốn tỉnh kể trên nối tiếp phát sinh náo loạn[66][67][68]. Cùng với dòng dân tị nạn từ Tây Khang tràn vào Lhasa, cục thế căng thẳng tại Lhasa ngày càng xấu đi. Ngày 10 tháng 3 năm 1959, xảy ra một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của Tây Tạng tại thủ đô Lhasa nhằm kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng, tái xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Cuộc biểu tình ôn hòa này đã bị quân đội Trung Quốc trấn áp quyết liệt. Ngày 17 tháng 3 năm 1959, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 quyết định đưa thân nhân, quan chức và quân đội, tổng cộng 600 người lên ngựa đào thoát khỏi Lhasa.

Ngày 28 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố giải tán Chính phủ Tây Tạng, Ủy ban Trù bị Khu Tự trị Tây Tạng thi hành quyền lực thay thế, đồng thời thi hành "Cải cách Dân chủ Tây Tạng" gồm phong trào cải cách ruộng đất, loại bỏ chế độ nông nô phong kiến chính giáo hợp nhất (dùng "chế độ nông nô" để mô tả chế độ Tây Tạng còn có tranh luận)[1]. Sau đó, Ủy ban Trù bị Khu Tự trị Tây Tạng tiếp quản chính vụ của Kashag trước đây. Ngày 31 tháng 3 năm 1959, Đạt Lai Lạt Ma đi đến khu vực Tawang do Ấn Độ khống chế thực tế, bắt đầu cùng tám vạn người Tây Tạng sống lưu vong[69]. Ngày 20 tháng 6 năm 1959, Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố không thừa nhận "Hiệp nghị Mười bảy điều", đồng thời nói rõ "Hiệp định Mười ba điều" là do Chính phủ và nhân dân Tây Tạng ký kết dưới áp bức vũ lực. Chính phủ lưu vong Tây Tạng cho rằng năm đó đoàn đại biểu năm người năm đó do bức bách của Bắc Kinh nên mới ký Hiệp nghị hòa bình Mười bảy điều. Đương thời, họ không thể thông báo tình hình cho Chính phủ Tây Tạng, đã dùng danh nghĩa cá nhân ký kết hiệp nghị, trong văn kiện không có quan hàm chính thức của họ. Đại bộ phận quan viên Kashag lưu vong tại Ấn Độ, đồng thời tại Ấn Độ lập ra Chính phủ lưu vong Tây Tạng. Trung ương Hành chính Tây Tạng cũng bắt đầu thi hành cải cách dân chủ.[70] Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận định xung đột vũ trang lần đó là do Đạt Lai Lạt Ma gây ra: Do Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn loại bỏ chế độ nông nô phong kiến thực thi tại Tây Tạng, nên tổn hại đến lợi ích cá nhân của Đạt Lai Lạt Ma.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hợp_nhất_Tây_Tạng_vào_Trung_Quốc http://www.china.com.cn/zhuanti2005/txt/2001-07/19... http://cpc.people.com.cn/BIG5/64162/64172/85037/85... http://cpc.people.com.cn/GB/64107/65708/65722/4444... http://cpc.people.com.cn/GB/69112/78233/78687/7897... http://cpc.people.com.cn/GB/85037/85038/7492047.ht... http://cppcc.people.com.cn/GB/34961/221998/222001/... http://politics.people.com.cn/GB/1026/7072881.html http://www.people.com.cn/GB/historic/0523/1687.htm... http://book.sina.com.cn/longbook/1098245693_chamag... http://zt.tibet.cn/t/xzjbqk/2003120031229133551.ht...